Hình ảnh về Bảo tàng dân tộc Việt Nam

Bảo tàng dân tộc Việt Nam

Số 1 Đội Cấn, Thái Nguyên
Cách 800m từ trung tâm - Xem điểm lân cận
Giờ mở cửa: 07:30–11:30, 13:30–17:00 (t7, cn đóng cửa)
Giá vé: 30,000 đ; trẻ em 15,000 đ Mua vé Online giá rẻ tại Klook
Loại địa điểm:

Thông tin tổng quát

Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Thái Nguyên được thành lập năm 1960 với tên gọi ban đầu là Bảo tàng Việt Bắc, nơi lưu giữ lịch sử thiêng liêng của một thời chiến khu Việt Bắc anh hùng. Năm 1976, bảo tàng trở thành ngôi nhà chung lưu giữ và tòa sáng văn hóa 54 dân tộc trên khắp mọi miền đất nước và chính thức đổi tên là Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam năm 1990.

Tự hào là 1 trong 5 bảo tàng quốc gia, được thiết kế bởi cố kiến trúc sư Hoàng Như Tiếp, đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh đầu tiên về kiến trúc, Bảo tàng được biết đến là một trung tâm văn hoá lớn, nơi thực hiện chức năng, nhiệm vụ bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hoá của dân tộc.

Trên diện tích 40.000 m2, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam hiện đã hoàn thiện hệ thống trưng bày trong nhà và không gian văn hóa trải nghiệm ngoài trời tạo nên một tổng thể thống nhất, hấp dẫn du khách tìm tòi, khám phá.

Hệ thống trưng bày với gần 50.000 tài liệu hiện vật gốc có giá trị là minh chứng cho câu chuyện về lịch sử, văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam. Đây đồng thời cũng là tiềm năng, lợi thế quan trọng để đưa bảo tàng trở thành điểm đến tham quan, du lịch hấp dẫn.

Hệ thống trưng bày trong nhà của Bảo tàng được xây dựng trên cơ sở các nhóm ngôn ngữ kết hợp với văn hóa vùng, giới thiệu bản sắc văn hóa 54 tộc người gắn với cảnh quan môi sinh từng vùng cư trú, thông qua những hình ảnh trực quan gần gũi. Đó là sự kết hợp giữa tĩnh và động, giữa quá khứ và hiện đại.

Gian đầu tiên trong hành trình tham quan Bảo tàng phác họa cho du khách những nét khái quát về văn hoá Việt Nam, từ Bắc vào Nam thông qua điệu Múa khèn trong chợ phiên vùng cao, múa sư tử trong lễ hội xuống xuống đồng vùng thung lũng, lễ hội Ka Tê của đồng bào Chăm, lễ hội đâm trâu của đồng bào Tây Nguyên và hội đua ghe ngo của đồng bào Nam Bộ.

Ấn tượng nhất là chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu cuả dân tộc Việt Nam. Trên tay người ôm ba em bé, thể hiện tình yêu thương vô bờ bến với các cháu thiếu nhi ba miền Bắc - Trung - Nam, đồng thời khẳng định chính sách thống nhất, đa dạng và đoàn kết của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Bước vào các phòng trưng bày trong bảo tàng, du khách sẽ trải qua hành trình qua các miền văn hóa từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng, trung du đến miền núi, biển đảo. Đó là hình ảnh cây đa, giếng nước, mái đình… của các dân tộc Việt, Mường, Thổ Chứt; là thửa ruộng bậc thang, men theo các dòng suối, làm nên các bản làng với vài chục nóc nhà của các dân tộc vùng thung lũng cư trú ở các tỉnh, vùng Tây Bắc và Đông Bắc Việt Nam; là xiêm y rực rỡ, là chợ phiên đông vui của các dân tộc: Mông, Dao, Pà Thẻn, La Chí, Cờ Lao.. ở vùng núi cao phía Bắc, thuộc các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái …

Từ vùng núi cao phía Bắc, du khách đến với nhón ngôn ngữ Môn Khơ Me với mầu đất đỏ bazan làm chủ đạo và hình ảnh nhà Rông làm biểu tượng. Cùng trên dải đất Trường Sơn – Tây Nguyên, các dân tộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo với hình ảnh nhà dài và dấu ấn mẫu hệ đậm nét tạo ra chất văn hóa rất riêng cho các dân tộc Ê Đê, Gia Rai, Ra Glai, Chăm, Chu Ru.

Qua các khu trưng bày, du khách có thể cảm nhận những hoạt động văn hóa đặc trưng và đa dạng, những sinh hoạt đời thường mộc mạc, giản đơn đã có tự ngàn đời, được tích tụ, bồi đắp trong dòng chảy văn hóa theo thời gian và không gian.

Thông tin giá vé thăm quan Bảo tàng dân tộc Việt Nam mới nhất là: 30,000 đ; trẻ em 15,000 đ. Bạn có thể mua trực tiếp hoặc giá rẻ hơn khi mua online tại Klook

Điểm đến liên quan

Chùa Hang
Chùa Hang
QL1B, Chùa Hang, Đồng Hỷ, Thái Nguyên 250000, Việt Nam
Cách 4.3km từ trung tâm
Suối Cửa Tử
Suối Cửa Tử
Hoàng Nông, Đại Từ, Thái Nguyên, Việt Nam
Cách 37.4km từ trung tâm

Khách sạn giá rẻ tại Bảo tàng dân tộc Việt Nam

Dưới đây là danh sách khách sạn giá rẻ bạn có thể ở. Xem tất cả