Hình ảnh về Làng Văn Hóa người Chăm

Làng Văn Hóa người Chăm

Đa Phước, An Phú, An Giang, Việt Nam
Cách 57.1km từ trung tâm - Xem điểm lân cận
Giờ mở cửa: Luôn mở cửa
Giá vé: Miễn phí Mua vé Online giá rẻ tại Klook
Loại địa điểm:

Thông tin tổng quát

Qua những làng Chăm ở An Giang, du khách không chỉ bị cuốn hút bởi nét đẹp của những thánh đường uy nghi, những ngôi nhà sàn với kiến trúc độc đáo mà còn dễ dàng bắt gặp những cô gái Chăm duyên dáng với trang phục truyền thống của dân tộc. Đặc sắc nhất là trang phục áo dài không xẻ tà với những chiếc dây lấp lánh buộc chéo vai, thắt ngang lưng và chiếc khăn thêu đội đầu… tạo nên nét duyên dáng, kín đáo riêng có của phụ nữ Chăm.

Làng Chăm Châu Giang có gì hấp dẫn du khách?
Không khác gì mấy với những làng Chăm khác như An Khánh, An Bình, Sa Bâu, Châu Phong hay Đa Phước. Làng Chăm Châu Giang là nơi diễn ra nhiều hoạt động phong phú trong nét sinh hoạt, tập quán, tín ngưỡng Hồi giáo trong đời sống văn hóa tinh thần.

Tuy nhiên, xét trên phương diện tổng thể thì làng Chăm Châu Giang có phần nổi trội hơn do còn lưu giữ nhiều nét sinh hoạt trong phong tục tập quán dưới bóng thánh đường. Đặc biệt là sức cuốn hút hấp dẫn dẫn bởi lối kiến trúc nhà sàn vô cùng độc đáo và quyến rũ giữa lòng châu thổ. Chính vì vậy mà làng Chăm Châu Giang là nơi được các nhà văNhìn chung, thổ cẩm của đồng bào dân tộc Chăm An Giang nói chung và của người Chăm Châu Giang nói riêng rất giống với thổ cẩm của đồng bào người Chăm tại Ninh Thuận và Bình Thuận. Đa phần các sản phẩm làm ra không sản phẩm nào giống sản phẩm nào, chỉ có điều là hoa văn thể hiện khác nhau vì tín ngưỡng tôn giáo khác nhau. Chính từ điều này mà đã tạo nên điều ấn tượng riêng cho bộ trang phục truyền thống.n, nhà thơ, nhạc sĩ chọn làm cảm hứng sáng tác trong văn học, nghệ thuật.

Đến đây, trong không gian vùng quê yên tĩnh đậm chất sông nước miền Tây bạn sẽ được cảm nhận sự thân thiện và hiếu khách của bà con. Được hòa mình trải nghiệm hoạt động chèo xuồng đi đánh cá với các chàng trai; dệt vải, thêu thùa với các cô gái; uống trà trò chuyện với các cụ già hay vui chơi, đùa giỡn với các em nhỏ … Đặc biệt là được tham quan thánh đường Mubarak – nơi tôn nghiêm trong tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Chăm theo Hồi giáo.

Cùng vớiCùng vTheo như tìm hiểu, nhà sàn của người Chăm làng Châu Giang được thiết kế hết sức tinh tế theo không gian rộng, thoáng mát với thiên nhiên. Thông thường khi làm nhà, mặt tiền sẽ quay về hướng nam và phải có một cái thang bằng gỗ để đi lên đi xuống.ới những điều trên, cá ấn tượng nhất trong văn hóa tính ngưỡng người Chăm Châu Giang chính là những ngôi nhà sàn gỗ đã có tuổi đời hàng trăm tuổi. Có nét văn hóa này là do điều kiện sinh sống ở vùng sông nước nên nhà sàn được làm để chống lũ.

Hầu hết, nhà sàn ở làng Chăm Châu Giang được cất rất cao và hoàn toàn sử dụng các loại gỗ quý nguyên khối cẩm lai, căm xe, cà chất… đặc biệt có nhiều ngôi nhà dùng cả gỗ giáng hương. đó, tại làng Chăm Châu Giang bạn còn được tham quan tìm hiểu nghề dệt thổ cẩm truyền thống đã có từ hàng trăm năm qua.

Tại làng Chăm Châu Giang, lúc nào bạn cũng thấy các thiếu nữ e thẹn trong chiếc khăn choàng đầu được thả lơi hoặc cột gọn bao trùm mái tóc với những họa tiết, hoa văn rất trang nhã. Còn đàn ông thì mặc xà-rông kẻ sọc ca-rô, áo sơ-mi cùng với chiếc nón vải tròn để đội đầu

Nhà được chia thành hai loại là nhà nhỏ 4 gian và nhà lớn 5 gian. Hai cửa cái ra vào hơi thấp so đầu người để khi người lạ vào nhà phải cúi thấp với ý chào chủ nhà. Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà loại gỗ dùng cất nhà sẽ thể hiện đẳng cấp của gia chủ.

Khác với nhà sàn của người Việt quen các con sông của đồng bằng sông Cửu Long, nhà sàn ở làng Chăm Châu Giang bên trong không có bàn ghế. Vì vậy mà khi khách đến nhà thì chủ nhà thường trải chiếc chiếu hoặc tấm thảm để chủ khách cùng ngồi xếp bằng trên sàn gỗ. Đặc biệt trong nhà có một khung cửa có màn che được trang trí tùy được trang trí bắt mắt để ngăn cách với gian nhà trong.

Theo tập tục, đây là khu vực sinh hoạt hoàn toàn dành riêng cho đàn bà con gái, đàn ông con trai không được vào. Do đó mà khu vực này rất được coi trọng khi có khách hoặc người là đến nhà chơi.

Song cùng những nét sinh hoạt, văn hóa, tín ngưỡng trong đời sống tinh thần. Người Chăm làng Châu Giang còn rất nhiều điều hấp dẫn khác về đặc sản, ẩm thực … Nếu có dịp về An Giang du lịch, bạn hãy đến tham quan làng Chăm Châu Giang một lần.

Đôi nét tập tục, tín ngưỡng hồi giáo của làng người Chăm Châu Giang
Thánh đường là nơi tôn nghiêm, sinh hoạt tôn giáo, thực hiện các nghi thức, nghi lễ quan trọng vì vậy rất được coi trọng.

Theo tín ngưỡng Hồi giáo, mỗi năm người Chăm tại An Giang phải thực hiện Tháng Ramadal (Tháng nhịn ăn) và cầu nguyện 5 lần/ngày.

Khác với người Chăm theo Bàlamôn, người Chăm hồi giáo (Islam) tại An Giang kiêng ăn thịt heo.

Không được uống rượu, không được đeo vàng … là tập tục bắt buộc với người con trai

Theo tập tục hồi giáo, ngày trước các cô gái Chăm Islam sẽ bị cấm cung từ lúc tuổi dậy thì cho đến khi lấy chồng. Tuy nhiên, ngày nay tập tục này ngày nay đã được xóa bỏ, phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội.

Ăn bốc là điều còn thấy ở một số người tại đây, đặc biệt là với những vị chức sắc trong thánh đường.

Điểm đến liên quan

Hồ Tà Pạ
Hồ Tà Pạ
Núi Tô, Tri Tôn, An Giang, Việt Nam
Cách 53.3km từ trung tâm
Khu Thất Sơn
Khu Thất Sơn
E3, Thất Sơn, Phường 15, Quận 10, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Cách 178km từ trung tâm
Miếu bà chúa Xứ
Miếu bà chúa Xứ
45 Đông Hưng Thuận 2, Đông Hưng Thuận, Quận 12, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Cách 64.8km từ trung tâm

Khách sạn giá rẻ tại Làng Văn Hóa người Chăm

Dưới đây là danh sách khách sạn giá rẻ bạn có thể ở. Xem tất cả